1

Thủ tục mua hóa đơn bán hàng tại Chi cục thuế

Thứ sáu, 02/07/2021 - 04:30 PM

Mẫu hóa đơn bán hàng mua tại cơ quan quản lý thuế của Doanh nghiệp:

1. Đối tượng áp dụng

- Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

- Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

 - Hộ, cá nhân kinh doanh..vv

a) Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp?

Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra, do đó nếu áp dụng phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

b) Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nghành nghề sau nên áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra).

2. Cách xác định thuế GTGT:

Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

* Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

* Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Lưu ý: Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh, cách xác định thuế GTGT phải nộp được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC. Theo đó, cách thức xác định thuế GTGT phải nộp được chia thành các nhóm sau:

(1) Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán;

(2) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh;

(3) Cá nhân cho thuê tài sản;

Công thức chung để xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp trong những trường hợp này đều được xác định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Cách thức và trình tự xác định doanh thu đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh hoặc đối với cá nhân cho thuê tài sản được quy định cụ thể cho từng trường hợp theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Về tỷ lệ thuế GTGT đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán, Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể hơn so với Thông tư 219/2013/TT-BTC.

3. Thủ tục hồ sơ mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế

a. Hồ sơ mua hóa đơn lần đầu bao gồm:

- Đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3, phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)

- Bản cam kết Mẫu số CK01/AC (mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 39/2014/TT-BTC)

- Giấy phép kinh doanh (sao y bản chính)

- Giấy ủy quyền giám đốc và CMND/CCCD của người đại diện đi mua

- Dấu mộc vuông (trên dấu mộc vuông có thông tin: tên, địa chỉ, mã số thuế phải đóng trên liên 2 của mỗi hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn)

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Ấn chỉ chi cục thuế quản lý Doanh nghiệp

Lưu ý:

- Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển, 50 số cho mỗi loại hóa đơn.

- Doanh nghiệp không cần làm thông báo phát hành hóa đơn đối với hóa đơn mua tại cơ quan thuế.

b. Hồ sơ mua hóa đơn từ lần thứ 2 trở đi

- Đơn đề nghị mua hóa đơn

- Giấy ủy quyền của giám đốc

- CMND/CCCD của người đi mua

- Sổ mua hóa đơn. (Khi mua lần đầu DN sẽ được phát 1 quyển sổ để theo dõi)

- Quyển hóa đơn mua lần trước liền kề. (Là quyển hóa đơn mà DN đang sử dụng sắp hết)

- Dấu mộc vuông

3. Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

- Khi đã sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Chi cục thuế. Doanh nghiệp định kỳ phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý hoặc Tháng nộp cho cơ quan quản lý thuế theo hình thức thuế điện tử.

 

 


Tin cùng chuyên mục

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Lê Việt
Địa chỉ: Số 133 Đường Tô Ngọc Vân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0317352794
Số Điện Thoại (Hotline): 0978 165 911
Email: cskh@ketoanleviet.com.vn

 

 © Copyright 2021 www.ketoanleviet.com.vn, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top